Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 này, việc dự trữ thức ăn là điều vô cùng phổ biến xảy ra ở các hộ gia đình khi nhà nước đang áp dụng các biện pháp cách ly xã hội. Thức ăn được các chị em nội trợ mua sắm với số lượng lớn, vì vậy nếu không biết cách bảo quản đúng sẽ khiến thức ăn dễ bị hư, đặc biệt là các loại thức ăn chứa nhiều nước. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm lời giải cho câu hỏi “Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn?”, qua đó cùng tìm những cách bảo quản thức ăn hiệu quả nhất.
VÌ SAO THỨC ĂN CHỨA NHIỀU NƯỚC RẤT DỄ BỊ NHIỄM VI KHUẨN? NGUYÊN NHÂN LÀ GÌ?
Các loại thức ăn nhiều nước như rau, củ, quả, những món canh, kho thường được bảo quản trong quá trình ăn uống, sinh hoạt. Nếu không dùng hết hoặc mua dữ trữ, chúng ta thường có thói quen cất tủ lạnh. Nếu không có cách thức bảo quản tốt, để lung tung sẽ dễ dàng nảy sinh các loại vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Đó cũng chính là lý do mà nhiều người thường thắc mắc “Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn?”.
Thức ăn chứa nhiều nước là môi trường lý tưởng để vi khuẩn có thể sinh sôi phát triển. Các loại thức ăn chứa nhiều nước nếu để qua ngày, bảo quản không tốt sẽ dễ dàng nảy sinh vi khuẩn. Về cơ bản vi khuẩn có nhiều cơ chế trao đổi chất, vi khuẩn tự dưỡng là một ví dạng điển hình. Trong môi trường nước, vi khuẩn tự lưỡng sẽ có điều kiện thuận lợi để tổng hợp các chất dinh dưỡng và sinh sản. Do đó thức ăn chứa nhiều nước được xem là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của loại vi khuẩn này. Có nhiều loại vi khuẩn sinh sản bằng hình thức phân bào có tốc độ 18 tiếng/ lần (vi khuẩn tả còn nhanh hơn là 5 – 7 phút/ lần) nên việc để thức ăn qua ngày, việc gấp đôi lượng vi khuẩn trong thức ăn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
TÁC HẠI CỦA VI KHUẨN SINH RA TRONG THỨC ĂN HƯ
Trong môi trường bảo quản thức ăn thường tồn tại 2 loại vi khuẩn là vi khuẩn lợi và hại. Các loại vi khuẩn có lợi giúp chúng ta tiêu hóa tốt hơn, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Những loại vi khuẩn có hại có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta hấp thu các loại dinh dưỡng để tồn tại. Đặc biệt là các loại vi khuẩn sinh ra trong thức ăn hư, nếu không ăn uống kỹ lưỡng, khoa học sẽ khiến đường tiêu hóa và các chức năng khác trong cơ thể bị tổn thương, đồng thời vi khuẩn sẽ phá hoại các loại thức ăn, gây hư hỏng, bốc mùi.
Đó cũng chính là lý do bạn cần tham khảo bài viết “Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn?”. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các biện pháp bảo quản thức ăn nhiều nước hiệu quả tốt nhất.
CÁC BIỆN PHÁP BẢO QUẢN THỨC ĂN NHIỀU NƯỚC HIỆU QUẢ, TỐI ƯU NHẤT
Đông lạnh
Đây được xem là phương pháp phổ biến nhất vì hầu hết các gia đình đều có cho mình tủ lạnh, thậm chí là tủ đông. Việc đông lạnh thức ăn nhiều nước ở nhiệt độ thấp sẽ cản trở quá trình sinh sản và phát triển của vi sinh vật. Với phương pháp này ngoài việc bảo quản các loại thức ăn nhiều nước, bạn có thể áp dụng cho các loại thực phẩm thịt, cá, hải sản,..trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo được hương vị đặc trưng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý sử dụng thực phẩm sau khi rã đông đúng cách, vì khi tiếp xúc lâu ở nhiệt độ thường sẽ khiến thực phẩm mất đi dưỡng chất và hương vị.
Sấy khô
Với phương pháp này, bạn có thể áp dụng cho nhiều loại thực phẩm khác nhau từ thịt, cá, rau, củ, trái cây. Đặc biệt là các loại thực phẩm nhiều nước vì làm hạn chế môi trường phát triển của vi khuẩn. Với nguyên lý hoạt động sấy khô làm giảm lượng nước có trong thực phẩm, ta thường bắt gặp các loại sản phẩm sấy khô như mít, táo, nho, chuối,.. Phương pháp này giúp kéo dài thời gian bảo quản, tiết kiệm không gian lưu trữ, tuy nhiên có thể làm mất một vài loại vitamin do tác dụng của nhiệt độ cao.
Hãy theo dõi các biện pháp tiếp theo để hiểu rõ hơn “Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn?”và đưa ra hướng khắc phục tốt hiệu quả, bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân trong gia đình.
Đóng hộp
Đây là 1 trong những cách bảo quản cho các loại thức ăn nhiều nước như rau củ, hoa quả. Tuy nhiên phương pháp này có thể không đạt được hiệu quả cao vì tốn nhiều thời gian trong việc sơ chế, tiệt trùng thực phẩm, chiếm nhiều diện tích. Khi mở hộp thực phẩm sau quá trình bảo quản nếu không sử dụng ngay cũng rất dễ dẫn đến tình trạng hư hỏng thực phẩm. Vì vậy nếu không tiến hành bảo quản đúng cách khi ăn vào có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hút khí chân không
Để bảo quản thực phẩm tối ưu, bạn có thể lưu ý đến cách thức hút khí chân không. Bạn có thể cho sản phẩm vào chai, hộp, phổ biến nhất là túi nilon để tiến hành hút chân không nhằm ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên phương pháp này không phổ biến vì cần có máy móc để tiến hành.
Chú ý đến nhiệt độ bảo quản thực phẩm
Nhiệt độ là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc bảo quản thực phẩm, bạn cần chú ý để điều chỉnh nhiệt độ các thiết bị bảo quản hoạt động hiệu quả nhất. Với môi trường bảo quản khô, cần lưu trữ thực phẩm ở nhiệt độ từ 50 – 70 độ F, tránh xa ánh sáng tự nhiên; bảo quản lạnh từ 32 – 40 độ F và bảo quản đông dưới 0 độ F.
Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có thể tự mình trả lời được cho câu hỏi “Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn?”, đồng thời biết thêm nhiều phương pháp bảo quản thức ăn vô cùng hữu ích và hiệu quả. Sức khỏe là điều vô cùng quan trọng trong quá trình sống, bạn cần lưu ý để tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc, mạnh khỏe.