Tăng huyết áp là một bệnh lý rất phổ biến hiện nay, nhưng đa số chúng ta chưa thực sự hiểu biết về bệnh, về các hậu quả nghiêm trọng của nó nên chưa có thái độ đúng với bệnh. Do đó, bên cạnh việc điều trị bệnh thì giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân tăng huyết áp là một việc làm cần thiết và cũng là phương pháp hữu hiệu nhất để giúp người bệnh tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe của chính mình. Để tìm hiểu rõ vấn đề này mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây nhé!
Hướng dẫn Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân tăng huyết áp
Hiểu thế nào là bệnh tăng huyết áp?
Để Giáo dục sức khỏe tốt cho bệnh nhân tăng huyết áp, trước hết cần phải cho người bệnh hiểu được thế nào là bệnh tăng huyết áp, nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị bệnh này.
Tăng huyết áp là một bệnh mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao có thể gây ra nhiều áp lực cho tim và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch như: bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy tim, , nhồi máu cơ tim.
Nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp
Phần lớn bệnh tăng huyết áp ở người trưởng thành là không xác định rõ nguyên nhân còn gọi là Tăng huyết áp nguyên phát.
Có khoảng 10% các trường hợp là có nguyên nhân (Tăng huyết áp thứ phát) như:
- Bệnh thận cấp hoặc bệnh mạn tính như viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, sỏi thận, thận ứ nước, viêm thận kẽ thận đa nang, suy thận…
- Do thuốc, liên quan đến thuốc (thuốc tránh thai, kháng viêm non-steroid, hoạt chất giống giao cảm trong thuốc cảm/thuốc nhỏ mũi, corticoid, cam thảo, …).
- Nhiễm độc thai nghén, triệu chứng ngưng thở khi ngủ.
Các biến chứng
- Hẹp động mạch cảnh, sa sút trí tuệ, đột quỵ và thiếu máu não.
- Phì đại thất trái, suy tim.
- Đau thắt ngực; nhồi máu cơ tim,.
- Bệnh mạch máu.
- Phù gai thị, bệnh Xuất huyết hoặc xuất tiết võng mạc,.
- Tăng creatinin huyết thanh, Protein niệu, bệnh suy thận …
Nguyên tắc điều trị bệnh tăng huyết áp
Điều trị bệnh tăng huyết áp theo 3 nguyên tắc chính:
- Bệnh Tăng huyết áp là bệnh mãn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài.
- Mục tiêu điều trị bệnh tăng huyết áp là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”. Theo đó “Huyết áp mục tiêu” cần đạt đó là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch vào khoảng từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt đó là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu thì cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị bệnh lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.
- Điều trị bệnh cao huyết áp cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích. Không nên hạ huyết áp nhanh quá để tránh các biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu.
Áp dụng các biện pháp tích cực thay đổi lối sống
- Bệnh nhân tăng huyết áp cần phải áp dụng Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ các yếu tố vi lượng và kali:
- Giảm việc ăn mặn ( dưới 6 gam muối mỗi ngày).
- Nên ăn các loại thực phẩm ít chất béo, giảm ăn các loại mỡ.
- Nên ăn một ngày 3 bữa, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi vì chất xơ trong rau quả và các loại ngũ cốc thô như: gạo lứt, các loại đậu… có tác dụng chuyển hóa chất béo và giúp hạ huyết áp.
- Không nên ăn nhiều mỡ và chất ngọt, ăn các thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan.
- Hàng ngày nên ăn khoảng 55-85g các sản phẩm điều chế từ sữa.
- Nên ăn các chất béo có nguồn gốc từ thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chứa chất béo như: hạt hướng dương, hạt mè,, hạt hạnh nhân.
- Nên ăn nhiều các loại cá và hải sản, giảm các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt heo, trứng và các loại sữa.
- Hạn chế các thức ăn có nhiều axit béo no và cholesterol.
- Tích cực giảm cân (nếu thừa cân), duy trì cân nặng với chỉ số khối cơ thể Trung bình (BMI) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2.
- Cố gắng duy trì vòng bụng <80cm ở nữ và <90cm ở nam.
- Hạn chế việc uống rượu, bia và các chất kích thích: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày đối với nam và ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày đối với nữ. Tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần đối với nam, ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần đối với nữ. Theo nghiên cứu thì 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia hoặc 120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh.
- Bỏ ngay việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
- Tăng cường vận động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục hàng ngày, đi bộ khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
- Tránh tình trạng lo âu, căng thẳng thần kinh vì ảnh hưởng đến tâm lý chữa bệnh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.
- Nên cố gắng tránh bị lạnh đột ngột.
Bài viết trên đây là chia sẻ của chúng tôi về giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân tăng huyết áp. Mong rằng bạn đọc đã có những kiến thức bổ ích về bệnh tăng huyết áp để áp dụng vào việc chữa trị bệnh, cùng nhau tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe của chính mình.