Người ta thường nói: “ ẩn sau vẻ mặt khù khờ và những câu hỏi ngốc nghếch là cả một bộ óc thiên tài!” và Edison – Người phát minh ra bóng đèn là một minh chứng cụ thể nhất.
Thời niên thiếu của Thomas Edison
Thời niên thiếu của Edison được biết đến là cậu bé khù khờ với những câu hỏi được cho là ngớ ngẩn, những câu hỏi hiển nhiên nhưng luôn là những thắc mắc mà cậu thường hỏi đi hỏi lại . Cũng chính những câu hỏi đó làm câu luôn là tâm điểm chêu trọc của đám bạn trong lớp. Thành tích học tập của cậu luôn đứng cuối lớp và bị bạn bè chế giễu là “ đần độn”.Nhưng mọi người đâu có hiểu, đằng sau những câu hỏi ngốc nghếch ý, cậu bé Edison luôn tò mò , thích thú với những khám phá thế giới xung quanh.
Vì kết quả học tập ở trường không được tốt, Edison đã bị nhà trường cho nghỉ học mặc chỉ đi học được 3 tháng. Đó là bước ngoặt đối với ông. Bởi sau đó, ông đã khám phá nhiều điều và phát triển niềm yêu thích đối với vật lý và toán học
Edison làm việc rất chăm chỉ. Năm 12 tuổi, ông còn đi bán báo và trái cây trên tàu hỏa, trong 1 lần làm thí nhiệm trên tàu ông đã không may làm cháy khoang tàu và bị người kiểm soát vé bạo hành, Sự việc này đã khiến cho khả năng thính giác của Edison ngày một kém dần cho đến mãi về sau.
Nhưng không phải vì thế mà Edison không thể theo đuổi đam mê nghiên cứu tìm tòi của mình. Được mẹ là người dìu dắt và khuyến khích Edison vào những cuộc thực nghiệm đơn giản , bà hướng dẫn cậu học theo cách của mình.
Edison thường đươc mẹ mua tặng cho nhiều cuốn sách khoa học trong đo có quyển “Nhập môn khoa học thực nghiệm và khoa học tự nhiên” cậu bị cuốn hút bởi những thí nghiệm trong đó. Cậu say sưa nghiên cứu, giành hết thời gian làm những thí nghiệm và tìm tòi ra các nguyên lí. Cậu đã biến căn hầm nhỏ của gia đình thành phòng thí nghiệm của riêng mình.
Chính từ căn hầm nhỏ chứa đầy dây đồng,dây sắt, ống nhựa, que thủy tinh…. Là nơi Edison làm nên những thí nghiệm về điện và hóa học.
Edison đã làm hàng nghìn thí nghiệm với mục đích tạo ra vật liệu thích hợp làm dây tóc bóng đèn, để biến điện năng thành ánh sáng, dù đã thất bại hơn 10.000 lần trước khi phát minh ra bóng đèn, nhưng ông bao giờ coi đó là thất bại, mà xem đó như cơ hội để học hỏi
Một lần, người ta hỏi ông đã thất bại bao nhiêu lần khi cố gắng tạo ra bóng đèn mà chúng ta biết ngày nay. Edison tuyên bố: “Tôi đã không thực hiện thành công được 10.000 lần. Nhưng tôi đã tìm thấy 10.000 cách không có hiệu quả”.
Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực tế khó khăn hơn rất nhiều. Bởi từ khi còn nhỏ, mọi người xem ông ấy là một người chậm tiến, nói rằng ông ấy sẽ không bao giờ làm được bất cứ điều gì. Ngay cả giáo viên của Edison cũng nghĩ, tâm trí ông ấy thường đi lang thang trong lớp.
Người phát minh ra bóng đèn – Hành trình kỳ diệu
Trong hơn 1.000 sáng chế lớn nhỏ của Thomas Edison thì máy hát, bóng đèn điện và máy chiếu phim là ba sáng chế vĩ đại làm thay đổi cục diện của cả lịch sử và cuộc sống của nhân loại. Ông được dân chúng phong tặng danh hiệu mà chính ông cũng không thể ngờ tới là “thầy phù thủy ở Menlo Park”.
Thomas Edison bắt đầu nghiên cứu về bóng đèn điện từ tháng 3 năm 1878. Hàng ngàn cuộc thử nghiệm, nghiên cứu diễn ra một cách bền bỉ đến tận tháng 10 năm 1879, chiếc bóng đèn điện thắp sáng đầu tiên của nhân loại đã ra đời, chiếu sáng 40 giờ liên tục.
Trải qua hơn 10.000 cuộc thí nghiệm lớn nhỏ , cuối cùng đến ngày 31 tháng 12 năm 1879, Edison đã thành công, công bố phát minh “đèn sợi đốt” của mình trước công chúng và thay đổi thế giới hoàn toàn từ lúc đó.
Thomas Edison từng cho rằng: “Rất nhiều thất bại trong cuộc sống đều do người ta không nhận ra rằng họ đã rất gần với sự thành công rồi nên chính họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình”.
Khi Edison trưởng thành ông làm chủ và điều hành của một nhà xí nghiệp khá nổi danh và cưới Mary, họ có với nhau ba mặt con. Ông đã làm được những điều không tưởng chính nhờ vào khả năng học hỏi và trí óc của bản thân. Tuy nhiên một phát minh giúp nâng tầm danh tiếng của ông chính là chiếc máy quay đĩa vào năm 1877. Nhờ một số tác động Thomas Edison đã quyết định làm việc và tạo ra được ” Máy hát hoàn thiện ”. Ông đã xây dựng phòng thí nghiệm Menlo Park và cho ra những thí nghiệm sáng chế tuyệt vời tại đây. Năm 1880 ông trở thành kỹ sư trưởng của Francis Upton, sản xuất ra 50.000 bóng đèn. Cuộc đời phát minh của nhà sáng chế vĩ đại này còn rất nhiều điều lí thú. Ông đã ra đi và để lại cho nhân loại những phát minh to lớn chính nhờ sự kiên trì và sự tìm tòi sáng tạo của mình.
Thomas Edison đã không có ít lần thất bại nhưng ông vẫn vượt qua và có một ý chí kiên cường, học hỏi để cho ra những phát minh vượt bậc. Tuy không được học hành đầy đủ như những người khác nhưng chúng ta phải khẳng định rằng đây là một nhà sáng chế đại tài và có trí óc thông minh. Tên tuổi của ông đã được ghi danh vào lịch sử luôn được chúng ta nhớ mãi và ông chính là một tấm gương tốt cho sự kiên trì và học hỏi.
Trong suốt cuộc đời tận tụy, Thomas Edison đã cống hiến tất cả 1,097 bằng phát minh. Thomas Edison là gương sáng của người tự học. Ngoài nền giáo dục do mẹ tạo điều kiện, Edison tìm học tại các thư viện công cộng. Tính ra ông đã đọc hơn 10,000 cuốn sách nhờ cách “ăn bớt thời giờ làm việc để ngốn hết 3 cuốn sách mỗi ngày”. Trí nhớ và óc thông minh siêu việt của ông đã giúp ông thấu hiểu và lưu trữ được tất cả kiến thức thu thập cho tới khi chết. Ngoài học vấn về Khoa Học và Sử Học, Thomas Edison còn là một học giả chuyên khảo cứu nền khảo cổ học.
Người phát minh ra bóng đèn – Thomas Edison đã để lại cho chúng ta không chỉ là những phát minh của ông mà còn là những bài học vô cùng quý giá. Sẽ có lúc bạn phải đối mặt với rất nhiều áp lực và khó khăn tưởng chừng như không thể tiếp tục được, nó khiến bạn muốn từ bỏ tất cả. Nhưng từ bỏ không phải lúc nào cũng là lựa chọn đúng đắn. Kiên trì chính là cái gốc rễ của sự thành công, kiên trì mang đến những cơ hội mới khi khó khăn, giúp chúng ta mạnh mẽ để xử lý khủng hoảng và lạc quan hơn trong cuộc sống.