Khi bắt đầu quyết định muốn đầu tư vào một dự án nào đó, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ và thận trọng trong từng giai đoạn đầu tư. Để một dự án trở nên hoàn chỉnh cần phải có những kế hoạch củ thể và các bước tiến hành theo trình tự. Điều đó được thể hiện qua 5 giai đoạn của dự án đầu tư.
5 giai đoạn của dự án đầu tư từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc
Thiết lập dự án
Ý tưởng và cơ hội của dự án phải được thử nghiệm một cách cẩn trọng để đảm bảo rằng dự án đó sẽ mang lại lợi nhuận, lợi ích cho nhà đầu tư, doanh nghiệp hay tổ chức ấy, ví dụ:
- Nghiên cứu tìm hiểu mọi cơ hội.
- Nghiên cứu tiền khả thi.
Trong giai đoạn này, sẽ xác định thành viên thuộc nhóm người đưa ra quyết định nếu như dự án có khả năng được thực thi.
Lập kế hoạch dự án
Kế hoạch dự án, điều lệ dự án ( project charter) và phạm vi của dự án nên được phác thảo, liệt kê một cách cụ thể nhất.
Nhóm dự án lúc này nên sắp xếp các công việc theo trình tự ưu tiên, cái nào cần làm trước, tính toán ngân sách chi dùng và thời gian thực hiện cũng như xác định nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện và tiến hành dự án.
Thực thi dự án
Từng nhiệm vũ sẽ được luân chuyển về cho từng thành viên trong nhóm dự án và họ phải có trách nhiệm hoàn thành chúng nhằm mang lại những lợi ích, hiệu quả tối đa nhất cho nhà đầu tư, doanh nghiệp hay tổ chức.
Đây chính là một trong các thời điểm thuận lợi để cập nhật những thông tin quan trọng liên quan đến chức năng, khung và mọi quy trình hướng dẫn hoạt động quản lý dự án để có thể tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả duy nhất, tốt nhất cũng như hoàn thiện nhất nhằm đáp ứng tốt và đầy đủ các mục tiêu của một tổ chức hay cá nhân hoạt động.
Kiểm soát dự án
Người quản lý dự án sẽ là người tiến hành giám sát tình trạng hiện tại và tiến độ thực hiện dự án, cũng như các nguồn lực cần thiết. Trong giai đoạn này, quản lý dự án có thể điều chỉnh kế hoạch hoặc bất cứ điều gì cần thiết để kịp tiến độ thực hiện. Người quản lý dự án có thể kiểm soát bằng cách:
- Dùng nhật ký dự án.
- Báo cáo tuần về dự án.
- Thiết lập kiểm soát tự động.
Kết thúc dự án
Sau khi dự án được hoàn thành và khách hàng đã chấp nhận với kết quả dự án, nhóm dự án nên tự đánh giá lại dự án của mình để từ đó học tập và tiếp tục phát huy những điểm sáng cũng như khắc phục và rút kinh nghiệm từ những điểm còn thiếu sót để ngày càng phát triển tốt hơn.
Những rủi ro thường gặp
Rủi ro cạnh tranh: Không có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ không thể cạnh tranh nổi với vô vàn dự án ngoài kia.
Rủi ro kinh tế: Các điều kiện trong kinh tế có thể giúp doanh nghiệp tăng hoặc giảm doanh thu vì nếu trong thời kỳ kinh tế suy giảm, các mặt hàng được coi là đắt đỏ sẽ bị thu hẹp, khó tiêu thụ còn những yếu phẩm khác thì ngược lại.
Rủi ro hoạt động: Tiềm ẩn khá nhiều rủi ro cho dù bình thường doanh nghiệp đó được coi là thành công. Chi chăm sóc khách hàng, vô tình gây sự bất mãn cho khách thì sẽ xảy ra khủng hoảng cho doanh nghiệp.
Rủi ro pháp lý: Luật pháp có thể thay đổi bất cứ lúc nào và các doanh nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn. Nếu bộ phận đảm nhiệm pháp chế của doanh nghiệp làm việc chậm, khả năng lớn có thể dẫn đến là đẩy doanh nghiệp vào con đường nguy hiểm liên quan đến cả pháp luật, hoặc mất đi sức cạnh tranh ngoài thị trường vì buộc phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Rủi ro tuân thủ: Cũng xuất phát từ những rủi ro liên quan đến pháp lý.
Rủi ro chiến lược: Là những việc hoạch định chiến lược dựa vào những cảm xúc chủ quan, hay thực hiện chiến lược không tuân thủ quy tắc hay các bước rõ ràng của doanh nghiệp.
Rủi ro tín dụng: Đây là loại rủi ro khá khó để giải quyết khi mà những “con nợ” của doanh nghiệp không có khả năng chi trả cho món nợ.
Rủi ro về thuế: Doanh nghiệp thu mua và sử dụng các hóa đơn của cơ quan thuế chắc hẳn không thể tránh khỏi những trường hợp gặp phải rủi ro cao trong việc hạch toán thuế.
Rủi ro tài nguyên: Bao gồm cả phần tài nguyên vật chất và tài nguyên phi vật chất, sẽ làm cho doanh nghiệp không thể đạt được những mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
Rủi ro bảo mật: Khi những thông tin của doanh nghiệp bị tiết lộ hoặc đánh cắp.
Rủi ro lãi suất: Làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài những rủi ro được liệt kê ở trên, trong việc đầu tư vẫn còn rất nhiều rủi ro kinh doanh nữa mà mỗi doanh nghiệp phải cần nhận biết và có những biện pháp ngăn ngừa mọi rủi ro và xử lý ổn thoả những hậu quả tương ứng.
Mỗi lĩnh vực sẽ có những giai đoạn, quy trình thực thi dự án khác nhau, nhưng trên đây chính là 5 giai đoạn của dự án đầu tư được coi là cơ bản. Các mục tiêu đều chủ yếu để cung cấp, thay đổi hoặc giải quyết vấn đề mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức. Chúc các bạn sẽ có những thành công nhất định trong lĩnh việc này.