Chi phí quản lý dự án là một trong những vấn đề lớn cần được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Ngay từ khi chuẩn bị dự án đến khi kết thúc và đưa công trình vào sử dụng trên thực tế, bạn cần xem xét thật kỹ lưỡng. Bài viết dưới đây sẽ bật mí những thông tin liên quan đến định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Cùng đón đọc bạn nhé!
Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình
Định mức chi phí quản lý dự án
Trước tiên bạn cần phải hiểu thế nào là chi phí quản lý dự án. Hiểu một cách đơn giản đây là các chi phí phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến dự án. Bắt đầu từ giai đoạn chuẩn bị, thực hiện đến khi kết thúc quá trình xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng trên thực tế.
Nội dung của chi phí quản lý dự án bao gồm các khoản tiền sau: tiền lương của cán bộ quản lý dự án; tiền công của người lao động; tiền thường, tiền phúc lợi và những khoản đóng góp khác. Tùy thuộc vào đơn vị xây dựng mà có thể phát sinh thêm một số loại chi phí khác như: thanh toán các dịch vụ công cộng; công tác phí; tiền sửa chữa, mua sắm và quản lý tài sản cùng các khoản tiền khác.
Chi phí quản lý dự án được xác định dựa trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm do Bộ Xây dựng công bố thông qua việc tận dụng cơ sở dữ liệu của các dự án đã hoàn thiện.
Hiện nay pháp luật có quy định rõ ràng về việc xác định định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Cụ thể áp dụng cách tính mới dựa theo thông tư số 16/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng kể từ thời điểm ngày 15/2/2020. Các trường hợp cụ thể được quy định như sau:
- Trường hợp các gói thầu tư vấn, quản lý dự án đã vận dụng định mức chi phí theo quy định tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP để xác định giá. Đồng thời đã lựa chọn được nhà thầu và tiến hành ký kết hợp đồng trước thời điểm văn bản mới có hiệu lực thi hành thì tuân thủ theo các nội dung đã ký kết trong hợp đồng.
- Trường hợp gói thầu tư vấn hoặc quản lý dự án chưa lựa chọn được nhà thầu hoặc đang trong quá trình lựa chọn trước thời điểm có hiệu lực của thông tư mới thì áp dụng định mức chi phí quản lý theo văn bản mới. Đảm bảo cập nhật giá gói thầu quản lý dự án và tư vấn một cách chính xác, nhanh chóng.
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình được tính dựa trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm tương ứng với chi phí xây dựng trên thực tế, quy mô chi phí thiết bị theo từng loại công trình cụ thể.
Trên thực tế chi phí tư vấn đầu tư xây dựng không có công thức tính tổng định mức bởi nó bao gồm rất nhiều khoản khác nhau. Đồng thời tại mỗi giai đoạn của công trình thì chi phí cũng tư vấn cũng không giống nhau. Cụ thể các khoản nhỏ thường xuất hiện trong các dự án hiện nay bao gồm:
- Định mức chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, báo cáo kinh tế – kỹ thuật.
- Định mức chi phí thiết kế xây dựng, ví dụ công trình dân dụng, xây dựng công nghiệp, công trình giao thông,…
- Định mức chi phí thẩm tra các loại báo cáo trong dự án.
- Định mức chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng, dự toán xây dựng.
- Định mức chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ mời thầu.
Mức tối thiểu của các loại chi phí lập báo cáo, thẩm tra được ban hành trong Thông tư chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Lưu ý, đối với trường hợp thuê tổ tư vấn trong nước kết hợp với chuyên gia tư vấn nước ngoài để thực hiện dự án thì chi phí thuê tư vấn được xác định dựa trên dự toán chi phí thông thường. Tuy nhiên không được vượt quá 2 lần mức chi phí tính theo định mức tại Phụ lục 2 thông tư số 16/2019/TT-BXD.
Bên cạnh đó, chi phí thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài còn được xác định dựa trên những yếu tố sau: số lượng người, thời gian làm việc, tiền lương và các khoản chi phí cần thiết khác. Nếu có thông lệ quốc tế phù hợp với quy định của nhà tài trợ vốn và điều kiện thực tế tại Việt Nam thì có thể áp dụng. Về phần tiền lương của chuyên gia tư vấn sẽ được xác định trên cơ sở đơn giá nhân công do Bộ xây dựng hướng dẫn.
Đối với một số công trình riêng biệt như khai thác than quặng theo lò bằng, thiết kế công trình mỏ than hầm lò, mỏ quảng hầm lò hệ số k sẽ được điều chỉnh bằng 1,3 hoặc 1,5. Đối với gói thầu bao gồm nhiều công trình được xây dựng tại các địa điểm khác nhau, chi phí thi công, giám sát sẽ được điều chỉnh với hệ số k=1,2.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Hy vọng bạn có thể tham khảo và xây dựng dự toán chi phí hợp lý nhất cho công trình đang thi công.