Như các bạn cũng biết, việc mất trật tự trên lớp thường xuyên xảy ra, các em thường theo thói quen bản năng mà hay mất trật tự. Nhiều giáo viên đã có những cách để quản lý các em cách linh hoạt khá tốt. Tuy nhiên có nhiều giáo viên lại chưa quản lý các em được hiệu quả. Chúng tôi xin đưa ra một số cách trị học sinh mất trật tự.
Top 17 cách trị học sinh mất trật tự
Giúp học sinh hiểu vấn đề
Trước hết giáo viên hãy giải thích để học sinh hiểu được việc chấm dứt sự ồn ào có mục đích gì. Các em cần hình dung mức độ ảnh hưởng nếu chúng không tập trung học tập. Đó không phải là uy của thầy cô giáo mà là kiến thức của chính chúng.
Vỗ tay một lần, vỗ tay tiếp hai lần
Đây là cách phổ biến mà các thầy cô giáo và học sinh đã giới thiệu trước lớp khi bắt đầu năm học mới. Chính vì thế khi vỗ tay một lần vỗ tay tiếp hai lần là học sinh cần phải tuân theo những hoạt động mà giáo viên chỉ dẫn.
Giới hạn thời gian cho các hoạt động
Nếu bạn đã có một kế hoạch chi tiết trong giáo án, hãy kèm theo thời gian cho mỗi hoạt động cụ thể. Giáo viên hãy nói cho học sinh biết trong mỗi khoảng thời gian giới hạn để các em hoàn thành hoạt động. Chính vì thế, giáo viên có thể đếm ngược 5,4,3, …các em chắc chắn sẽ giữ trật tự khi thầy cô đếm đến 0.
Đếm ngược từ 4
Các giáo viên đếm thật bình tĩnh, to, rõ, cương quyết, 3…2…1…0 . Việc giáo viên đếm ngược thời gian như vậy có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp các em có thể tự điều chỉnh hành vi của mình ngay lập tức khi kết thúc lệnh đếm. Đồng thời, việc này cũng cần sự nghiêm khắc để các em tuân theo.
Cảm ơn những học sinh đã giữ trật tự
Đây cũng là cách rất hiệu quả. Đối với các em học sinh ngoan ngoãn giữ trật tự, cần có phần thưởng để động viên khích lệ các em. Dù chỉ là món quà nhỏ nhưng cũng phần nào giúp các em ngoan hơn và nghe lời thầy cô.
Ghi tên học sinh lên bảng
Cách ghi tên học sinh lên bảng cũng là cách rất hiệu quả. Nó nhằm ghi tên những học sinh mất trật tự và không ngoan lên bảng. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể vẽ hình mặt cười hoặc khóc. Mặt cười cho các em ngoan giữ trật tự và mặt khóc cho các em không ngoan.
Sử dụng tín hiệu đèn giao thông
Đối với đèn xanh học sinh có thể nói, còn đèn vàng chuẩn bị im lặng và đèn đỏ học sinh phải yên lặng tuyệt đối. Đây là cách làm khá hiệu quả giúp các em dễ hình dung và tuân theo cách quy luật.
Cho học sinh đứng lên, ngồi xuống
Đây cũng là cách được một số lớp áp dụng. Tuy nhiên nó cũng không hiệu quả với một số trường hợp. Các em có thể bị thừa năng lượng nên giáo viên cho các em đứng lên ngồi xuống để tiêu hao bớt. Nó nhằm các em bước vào tiết học hiệu quả và không mất trật tự.
Xử phạt “hành chính”
Giáo viên có thể đứng gần và vỗ vào vai học sinh để đảm bảo rằng em đó không nói chuyện đó nữa. Đây là cách cũng khá hiệu quả và là cách giữ trật tự đơn giản. Qua đó các em coi như chỉ bị xử phạt nhẹ và không ảnh hưởng gì nhiều đến tâm lý.
Ghi tên học sinh
Các thầy cô có thể sử dụng cách này để ghi tên học sinh. Sử dụng máy quay các hình ảnh và hành động thực tế các em đang mất trật tự để xử lý sao cho hợp lý. Đôi lúc còn có thể quay giả video để răn đe các em biết lỗi về hành vi của mình.
Chọn học sinh ở vị trí giáo viên
Tại giờ học nào đó, giáo viên có thể để các em mất trật tự đóng là vị trí giáo viên. Nhờ đó các em sẽ có tư tưởng lãnh đạo và ý thức được hành vi của mình. Các em sẽ có phản ứng như nào khi giáo viên nói và học sinh mất trật tự bên dưới.
Chỉ nhắc hai lần mất trật tự
Bạn chỉ nhắc hai lần mất trật tự. Nhắc lần thứ nhất và đến lần thứ hai nếu các con không tuân thủ sẽ bị phạt. Chính vì thế, đó cũng là cách hiệu quả đồng thời giáo viên cũng cần có thái độ nghiêm khắc khi nhắc các em trật tự để đạt hiệu quả.
Biến thành trò chơi
Hãy tặng học sinh những điểm số khi chúng có hành vi tốt cũng như không nói chuyện.
Tắt điện đột ngột
Giáo viên có thể tắt điện và cho các em chờ đợi. Nhưng không phải im lặng thông thường nhưng là yên lặng kèm thái độ cho các em hết mất trật tự hẳn.
Chia tách các học sinh hay mất trật tự
Đây cũng là kinh nghiệm phổ biến của hầu hết các giáo viên từ lâu đời nay. Chúng ta dễ dàng nhận thấy có một số học sinh là trung tâm của việc mất trật tự trong lớp. Đồng thời lại có những học sinh cả buổi chẳng nói một câu nào. Vậy giáo viên hãy áp dụng cách này để các em mất trật tự không được ngồi cạnh nhau.
Phớt lờ một số hành vi
Nếu giáo viên cố gắng giữ trật tự trong lớp học thường không phải thiên về kỷ luật mà là sự duy trì các thói quen. Nếu một số học sinh bày trò gây cười cho các bạn trong lớp cười toáng lên sau đó lại im lặng. Như vậy cô giáo có thể phớt lờ. Đây cũng là cách giúp các em sợ về hành vi của mình.
Thể hiện sự tức giận
Các bạn có thể tham khảo cách thể hiện sự tức giận. Chúng ta có thể đạp cửa thật mạnh để thể hiện sự tức giận đó với học sinh. Bên cạnh đó, đập thước kẻ vào bảng hoặc vào bàn cũng là cách nên áp dụng. Tuy nhiên biện pháp này không nên sử dụng thường xuyên vì dễ gây ảnh hưởng tâm lý xấu đối với học sinh.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về 17 cách trị học sinh mất trật tự. Các bạn có thể tham khảo để phục vụ cho việc giảng dạy tốt hơn.