Có nhiều cách đối phó với học sinh cá biệt ở Tiểu học, hơn hết nếu thầy cô quan tâm đúng mức và thực hiện tốt các giải pháp thì sẽ giảm thiểu mức tối đa số lượng học sinh cá biệt trong lớp học cũng như trong nhà trường. Bài viết hôm nay là những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học hiệu quả nhất dành cho thầy cô và phụ huynh.
Tìm hiểu về khái niệm về học sinh cá biệt để có những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở Tiểu học
Khái niệm học sinh cá biệt chỉ những học sinh hoang nghịch thường gây gổ đánh nhau, bỏ giờ, trốn học, không chấp hành nội quy nhà trường… thêm vào đó là những sự lôi kéo của bạn bè về phía mình nhằm thỏa mãn cá tính hoặc để thỏa mãn nhu cầu giải tỏa tâm lý bị ức chế về hoàn cảnh của bản thân mình. Những biểu hiện và hiện tượng tâm lý ở lứa tuổi thanh thiếu niên, rất dễ bị kéo theo làm cho học sinh dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu. Dẫn đến tình trạng thôi học giữa chừng và có nguy cơ phạm tội là nỗi day dứt của nhà trường, gia đình và xã hội.
Những phương pháp áp dụng giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học hiệu quả
Học sinh tiểu học sau này chính là những mầm non tiếp bước sự nghiệp đất nước, để con em có thể đi đúng đường thì cần những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt riêng ở tiểu học hiệu quả.
Thầy cô không nên có cái nhìn kỳ thị với các em
Nếu là người giáo viên, chúng ta đừng có cái nhìn kỳ thị, ghét bỏ, thái độ khó chịu, coi thường hay mắng nhiếc học sinh cá biệt trước lớp. Càng không nên cố gắng dò xét chỉ để tìm thấy lỗi, hay thấy những mặt xấu của các em. Hạn chế gọi các em là học sinh cá biệt, nhất là ở trước lớp, trước mặt người khác, đồng thời cũng đừng tách các em ra khỏi lớp hay cô lập các em trước lớp. Với độ tuổi tiểu học, các em vẫn chưa hình thành được nhân cách của mình, các em chỉ là những học sinh chưa ngoan và cần được giáo dục. Chính vì vậy, đừng kì thị các em vì các em luôn cần ta giúp đỡ.
Thầy cô và gia đình nên quan tâm và gần gũi hơn với các em
Chuyện gì xảy ra đều có lý do của nó, không phải tự dưng khi sinh ra con người ta cũng đều trở nên xấu xa cả. Với những trường hợp của các em học sinh cá biệt cũng vậy, chắc chắn là vì nhiều yếu tố tác động nên mới khiến các em như thế. Cần thầy cô cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân bắt đầu từ đâu, để từ đó đưa ra cách phù hợp cũng như có sự quan tâm và gần gũi hơn vì thấu hiểu về những chuyện mà các em gặp phải.
Thầy cô hãy nhẹ nhàng phân tích những ưu khuyết điểm của các em
Cô thầy hãy nhẹ nhàng phân tích những ưu khuyết điểm, những đúng, sai trong nhận thức cũng như hành động của các em. Và từ đó giúp các em nhận ra lỗi lầm của bản thân và tạo cho các em cơ hội, thiện chí sửa chữa, không tái phạm.
Thầy cô tuyệt đối không la mắng chửi bới các em, đừng biến lớp học trở thành nơi không muốn đến đối với các em học sinh cá biệt, đừng để các em học sinh nghĩ rằng cứ khi nào gặp thầy cô là bị la mắng, phạt, truy tội. Việc này rất dễ gây ra những tâm lý tiêu cực và khiến các em tệ hơn lúc trước. Nếu cần, chúng ta có thể gặp riêng các em để nhắc nhở, trao đổi.
Thầy cố nên giáo dục theo cách mềm dẻo linh hoạt – nhưng lời nói phải đi đôi với việc làm
Đối với công tác chủ nhiệm, các thầy cô phải kiên quyết cứng rắn, lời nói phải đi đôi với việc làm. Thầy cô tuyệt đối đừng hứa suông, một khi đã nói thì phải kiên quyết thực hiện cho bằng được, biết không làm được thì kiên quyết không nói. Mà hãy vận dụng một cách linh hoạt theo phương châm “lạt mềm buộc chặt”, “mềm nắn rắn buông”.
Luôn tin tưởng vào sự nỗ lực của các em
Hãy nhìn nhận các vấn đề theo hướng tích cực, đừng nghiêm trọng hóa vấn đề mà hãy tạo cho các em một niềm tin, một cơ hội để bản thân có thể tự sửa chữa. Luôn có niềm tin tưởng chờ đợi sự chuyển biến từ các em. Đừng quá nóng vội, vì thầy cô càng nóng vội thì sẽ càng tạo áp lực lên các em, khiến các em càng bối rối, càng sa vào đối phó.
Thầy cô hãy trân trọng những tiến bộ của các em dù chỉ là chuyện nhỏ nhất, bởi để đạt được là cả một sự nỗ lực và cố gắng rất lớn của các em. Nếu các em làm tốt, thầy cô hãy biểu dương các em trước tập thể lớp, việc này là một biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học hiệu quả, đối với các em một lời động viên, khen ngợi còn có giá trị hơn rất nhiều lần so với những bản kiểm điểm.
Kết luận
Những giải pháp trên nhằm giúp thầy cố có biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học về mọi mặt và phát triển hình thành nhân cách và biểu tượng ban đầu cho phát triển tư duy, thiết lập mối quan hệ. Nếu được nhận các biện pháp giáo dục đúng, đối với học sinh tiểu học rất quan trọng để học sinh tiếp tục học các bậc học cao hơn, có thể tìm tòi khám phá và sáng tạo hơn.